RSS

Category Archives: THỦ TỤC CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XD

DỊCH VỤ CẤP NHANH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG

Tư vấn cấp chứng chỉ trọn gói: GSXD, Thiết kế, Kỹ sư định giá,Khảo sát. Đảm bảo nhanh, chi phí thấp.! Liên hệ: Hoàng Lan – 0989.560.168

 Viện Nghiên Cứu Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Hà Nội
Địa chỉ: Phòng 407 Nhà A – Làng SV Hacinco – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội
Website: https://viendaotaocanbohn.wordpress.com
———————————
Hướng dẫn thủ tục xin cấp chứng chỉ: giám sát,thiết kế,kỹ sư định giá,khảo sát
I/ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ & THỦ TỤC
Hồ sơ xin cấp bao gồm
+ 03 Bằng TNĐH chứng thực
+ 03 CMND chứng thực
+ 03 Chứng nhận BDNV chứng thực(đối với giám sát và định giá)
+ 03 ảnh 3×4
Các thủ tục cần thiết khác:
1.CCHN GS THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(căn cứ Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 và thông tư số 12/2009/TT-BXD)
– Kinh nghiệm: 3 năm
– Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ GS thi công xây dựng công trình do cơ sở đào tạo được bộ xây dựng cấp
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp
– Đối với công trình cấp IV chấp nhận văn bằng TN cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp
– Màu đỏ đối với chứng chỉ cấp cho người có trình độ đại học
– Màu hồng đối với chứng chỉ cấp cho người có trình độ cao đẳng, trung cấp
LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN GS THI CÔNG XÂY DỰNG:
a) GS công tác khảo sát xây dựng:
– Khảo sát địa chất công trình
– Khảo sát thuỷ văn công trình
– Khảo sát địa hình công trình
b) GS công tác xây dựng và hoàn thiện:
Các loại công trình:
– Giám sát xây dựng dân dụng và công nghiệp
– Giám sát hạ tầng kỹ thuật
– Giám sát giao thông
– Giám sát thủy lợi, thủy điện
– Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình.
– Giám sát công tác khảo sát địa chất thuỷ văn
– Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình (ghi rõ loại công trình).
– Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ (ghi rõ loại công trình).
– Giám sát các công trình đường dây và trạm biến áp đến 35KV hoặc 110KV
– Giám sát điện – thông tin liên lạc, điện tử, viễn thông , tin học
– Giám sát ngành thông gió và điều hòa không khí
– Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình cơ điện dân dụng công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật (GS lắp đặt thiết bị điện và TT liên lạc)
– Giám sát lắp đặt thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy
– Giám sát lắp đặt thiết bị điện dân dụng – điện công nghiệp
– Chứng chỉ giám sát,thiết kế cấp thoát nước và xử lý rác thải môi trường
– Giám sát công trình hầm mỏ
– Giám sát công trình đường ống,bể chứa các công trình dầu khí
2. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ
2.1. Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2
(Căn cứ theo QĐ số 06/2008/QĐ-BXD ngày 18/4/2008 của Bộ Xây dựng V/v ban hành quy chế cấp chứng chỉ KS định giá xây dựng, Thông tư số 05/2010/TT-BXD. Nghị định số 112/2009/ND-CP )
– TN từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, kinh tế-kỹ thuật, kỹ thuật
– Có giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng theo qui định của Bộ Xây Dựng
– 5 năm kinh nghiệm, riêng các trường hợp có bằng tốt nghiệp kinh tế xây dựng chuyên ngành thời gian hoạt đông xây dựng ít nhất là 03 năm
2.2. Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1
2.2.1. Trường hợp 1
a) Có Chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2
b) Có ít nhất 5 năm liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí kể từ khi được cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2
c) Đã tham gia khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chi phí và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng
d) Đã chủ trì thực hiện ít nhất 5 công việc nêu tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
2.2.2. Trường hợp 2
Trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 khi chưa có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 thì người đề nghị cấp chứng chỉ phải có tối thiểu 10 năm liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí và chủ trì thực hiện ít nhất 5 công việc nêu tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.
3. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ
(Căn cứ QĐ số: 91/BXD-ĐT, 23/2000/QĐ-BXD, 12/2005/QĐ-BXD, 15/2005/QĐ-BXD & thông tư số 12/2009/TT-BXD)
– Có bằng TNĐH trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng
– Có 5 năm kinh nghiệm
– Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư màu xanh da trời
CÁC LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ:
a) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
b) Thiết kế kiến trúc công trình;
c) Thiết kế nội-ngoại thất công trình
4. CÁC LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ KS HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG:
– Thiết kế kết cấu công trình
– Thiết kế tổng mặt bằng
– Thiết kế điện công trình
– Thiết kế hệ thống cơ điện trong công trình DD & CN
– Thiết kế cấp thoát nước
– Thiết kế công trình Thủy Lợi
– Thiết kế công trình Xử lý nước trong công trình DD& CN
– Thiết kế công trình Giao Thông
– Thiết kế cấp nhiệt
– Thiết kế thông gió, điều hoà không khí
– Thiết kế mạng thông tin- liên lạc trong công trình xây dựng
– Thiết kế phòng cháy- chữa cháy
– Thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35KV hoặc 110KV
– Thiết kế công trình thông tin liên lạc bưu chính viễn thông trong công trình xây dựng
– Thiết kế công trình hầm mỏ
– Thiết kế đường ống, bể chứa các công trình dầu khí
– ….
II/ CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ (tham khảo tại Website)
Đỗ Hoàng Lan Viện Nghiên Cứu Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Hà Nội
Địa chỉ: Phòng 407 Nhà A – Làng SV Hacinco – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội
Mobile: 0989.560.168/0975 633 999 – Hoàng Lan
Tel: (04)62 879 879/ Fax: (04)62 879 879
Email : hoanglan2002222@gmail.com YM:Hoanglan2002222
Website: https://viendaotaocanbohn.wordpress.com

Ngoài ra viên liên tục mở các lớp nghiệp vụ: Tư vấn giám sát, Chỉ huy trưởng, QLDA, GĐ Quản lý dự án, Kỹ sư định giá, Đấu thầu,Thí nghiệp viên xây dựng…liên hệ để biết thông tin chi tiết các lớp học tại các tỉnh. Trân trọng!

 

Nhãn: , , , , , , ,

Thủ tục cấp lại(cấp mới) chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư,kỹ sư xây dựng,tư vấn giám sát

HƯỚNG DẪN

Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
(Hướng dẫn số 430/SXD-GĐCL ngày 19/01/2010 thay thế văn bản số 5560/SXD-GĐCL ngày 2/7/2009)
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Sở Xây dựng hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
I. Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề
(Thực hiện Điều 1 Thông tư 12/2009/TT-BXD)
1. Cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu được cấp chứng chỉ, có đủ điều kiện năng lực tương ứng với lĩnh vực xin đăng ký hành nghề quy định tại mục III của Hướng dẫn này.
2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp nếu còn giá trị sử dụng thì được công nhận để hành nghề. Khi hành nghề tại Việt Nam, các cá nhân này phải gửi bản dịch chứng chỉ hành nghề sang tiếng Việt có chứng thực hợp pháp cho Sở Xây dựng địa phương nơi cá nhân đó hành nghề biết để quản lý.
3. Cá nhân là công chức đang làm công việc quản lý hành chính Nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
II. Lĩnh vực hành nghề hoạt động xây dựng
(Thực hiện Điều 10 Thông tư 12/2009/TT-BXD)
1. Các lĩnh vực hành nghề kiến trúc sư bao gồm:
a) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
b) Thiết kế kiến trúc công trình;
c) Thiết kế nội – ngoại thất công trình.
2. Các lĩnh vực hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng bao gồm:
a) Khảo sát xây dựng bao gồm:
– Khảo sát địa hình;
– Khảo sát địa chất công trình;
– Khảo sát địa chất thủy văn.
b)Thiết kế xây dựng bao gồm các chuyên môn chủ yếu dưới đây:
– Thiết kế kết cấu công trình;
– Thiết kế điện công trình;
– Thiết kế cơ điện công trình;
– Thiết kế cấp – thoát nước;
– Thiết kế cấp nhiệt;
– Thiết kế thông gió, điều hòa không khí;
– Thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong xây dựng công trình;
– Thiết kế phòng cháy – chữa cháy;
– Thiết kế các bộ môn khác.
3. Lĩnh vực chuyên môn giám sát thi công xây dựng:
a) Giám sát công tác khảo sát xây dựng bao gồm:
– Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình;
– Giám sát công tác khảo sát địa chất thủy văn;
b) Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện;
c) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;
d) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.
III. Điều kiện được cấp chứng chỉ
(Thực hiện Điều 6 Thông tư 12/2009/TT-BXD)
1. Điều kiện chung:
a) Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định tại mục IV của Hướng dẫn này và nộp lệ phí theo quy định.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư:
a)Có các điều kiện quy định tại khoản 1 mục III Hướng dẫn này;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
c) Có kinh nghiệm trong công tác thiết kế ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế kiến trúc (hoặc thiết kế nội – ngoại thất) ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư:
a)Có các điều kiện quy định tại khoản 1 mục III Hướng dẫn này;
b)Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
c) Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình.
4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình:
a)Có các điều kiện quy định tại khoản 1 mục III Hướng dẫn này;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu đỏ) hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu hồng) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
c ) Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm  trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 công trình  được nghiệm thu bàn giao;
d) Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 năm trở lên (áp dụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành);
đ) Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình xin cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp.
IV. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hành nghề hoạt động xây dựng thực hiện Điều 7 Thông tư 12/2009/TT-BXD và các quy định sau:
1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư + thiết kế:
+ 3 Bằng tốt nghiệp – ( công chứng )
+ 3 Chứng minh thư – ( công chứng )
+ 3 ảnh ( 3*4 )
Ghi chú: Được 5 năm kinh nghiệm trở lên, tính theo tháng/ năm tốt nghiệp của bằng tốt nghiệp – Yêu cầu tốt nghiệp đại học.
2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư:
+ 2 Bằng tốt nghiệp -( công chứng )
+ 2 Chứng minh thư -( công chứng )
+ 2 Chứng nhận bồi dưỡng Định giá -( công chứng )
+ 2 ảnh ( 3* 4)
Ghi chú: Được 5 năm kinh nghiệm trở lên, tính theo tháng/ năm tốst nghiệp của bằng tốt nghiệp – yêu cầu tốt nghiệp đại học và cao đẳng trở lên.
3. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình:
+ 3 Bằng tốt nghiệp – ( công chứng )
+ 3 Chứng minh thư – ( công chứng cả hai mặt)
+ 3 Chứng nhận bồi dưỡng TVGS – ( công chứng )
+ 3 ảnh ( 3*4 )
Ghi chú: Được 3 năm kinh nghiệm trở lên, tính theo tháng/ năm tốt nghiệp của bằng tốt nghiệp
V. Cấp lại hoặc bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề
Việc cấp lại hoặc cấp bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thực hiện theo Điều 9 Thông tư 12/2009/TT-BXD và các quy định sau:
1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp lại hoặc bổ sung nội dung trong các trường hợp sau:
a) Chứng chỉ cũ hết hạn sử dụng;
b) Bổ sung nội dung hành nghề;
c) Chứng chỉ cũ bị rách, nát;
d) Chứng chỉ bị mất;
đ) Chứng chỉ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đã hết thời hạn thu hồi.
2. Điều kiện để được cấp lại chứng chỉ hành nghề:
a) Có đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp tại Sở Xây dựng, nơi đã cấp chứng chỉ hành nghề cũ;
b) Có chứng chỉ cũ (đối với trường hợp: chứng chỉ cũ bị rách, nát hoặc xin cấp bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hạn);
c) Có bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bản kê khai kinh nghiệm liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề (đối với trường hợp xin bổ sung nội dung hành nghề);
d) Không vi phạm các quy định trong hoạt động xây dựng và pháp luật có liên quan.
3. Thời hạn xét cấp lại hoặc bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề như đối với trường hợp xin cấp mới. Sở Xây dựng có trách nhiệm xem xét để cấp lại chứng chỉ cho các đối tượng có đủ điều kiện theo quy định.
Đối với trường hợp xin cấp lại chứng chỉ do bị mất hoặc rách, nát thì Giám đốc Sở Xây dựng tự xem xét quyết định, không phải thông qua Hội đồng tư vấn.
4. Nội dung và thời hạn của chứng chỉ cấp lại được ghi như sau:
a) Ghi theo đúng nội dung và thời hạn của chứng chỉ cũ đối với trường hợp bị mất hoặc rách, nát.
b) Ghi bổ sung nội dung hành nghề, theo thời hạn của chứng chỉ cũ đối với trường hợp xin cấp bổ sung nội dung hành nghề.
c) Đối với trường hợp hết hạn thì nội dung và thời hạn ghi trong chứng chỉ được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.
5. Hồ sơ xin cấp lại, cấp bổ sung nội dung hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư, giám sát thi công xây dựng công trình:
a) Hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư, giám sát thi công xây dựng công trình được cấp lại cho các trường hợp (chứng chỉ cũ hết hạn; chứng chỉ cũ bị rách, nát; chứng chỉ bị mất; chứng chỉ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đã hết thời hạn thu hồi), hồ sơ bao gồm:
– Đối với các trường hợp chứng chỉ cũ hết hạn; chứng chỉ cũ rách, nát; chứng chỉ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đã hết thời hạn thu hồi:
+ Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 7;
+ Chứng chỉ cũ.
– Đối với các trường hợp chứng chỉ bị mất:
+ Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 7;
b) Đối với trường hợp bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề:
– Đối với hồ sơ kiến trúc sư:
+ Đơn xin bổ sung nội dung hành nghề kiến trúc sư theo mẫu tại Phụ lục 8 của Hướng dẫn này.
+ Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 2 của Hướng dẫn này. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm  về sự trung thực của nội dung xác nhận.
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề (Bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp)
+ Chứng chỉ cũ
– Đối với hồ sơ kỹ sư:
+ Đơn xin bổ sung nội dung hành nghề kỹ sư theo mẫu tại Phụ lục 8 của Hướng dẫn này.
+ Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 4 của Hướng dẫn này. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm  về sự trung thực của nội dung xác nhận.
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề (Bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp)
+ Chứng chỉ cũ
– Đối với hồ sơ giám sát thi công xây dựng công trình:
+ Đơn xin bổ sung nội dung hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục 8 của Hướng dẫn này.
+ Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 6 của Hướng dẫn này. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm  về sự trung thực của nội dung xác nhận.
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm:

  • Bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ cấp cho cá nhân có trình độ đại học) hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp(đối với chứng chỉ cấp cho cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
  • Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình.

+ Chứng chỉ cũ..
VI. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (Thực hiện Điều 8 Thông tư 12/2009/TT-BXD)
1. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Mục IV và mục V Hướng dẫn này và kèm 02 ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong năm xin đăng ký gửi tới Sở Xây dựng nơi xin cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ; giao Hội đồng tư vấn nghiên cứu và xem xét hồ sơ.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức xét cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định.
4. Giám đốc Sở Xây dựng quyết định cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định.
5. Việc thu và sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề (kể cả trường hợp xin cấp lại hoặc xin bổ sung nội dung hành nghề) thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
VII. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
1.Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính nằm tại phòng Hành chính quản trị Sở Xây dựng (P407 Nhà A Làng sinh viên Hacinco Nhân Chính,  Quận Thanh Xuân, Hà Nội).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính
– Thời gian trả kết quả: từ  3 đến 4 tuần sau ngày nhận hồ sơ
2. Lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp bổ sung hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình là 200.000 VNĐ (Hai trăm ngàn đồng).
                                                             Sở Xây dựng
File đính kèm :

1. Mẫu cấp Chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư


2. Mẫu cấp Chứng chỉ hành nghề Kỹ sư hoạt động xây dựng


3. Mẫu cấp Chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng công trình


4.  Mẫu xin cấp lại Chứng chỉ hành nghề các loại


5. Mẫu xin bổ sung nội dung hành nghề

 

Nhãn: , , , , , , ,